Bố cục Luật_Bảo_vệ_và_phát_triển_rừng_năm_2004_(Việt_Nam)

Luật Bảo vệ và phát triển rừng bao gồm 8 chương và 88 điều. Cụ thể như sau:

  • Chương I. Những quy định chung: Gồm có 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12. Nội dung chương này quy định những vấn đề có tính cơ bản nhất, chung nhất xuyên suốt cả đạo luật này. Các quy định trong các chương sau phải phù hợp không được mâu thuẫn hoặc trái với những điều quy định trong chương này. Nội dung cụ thể của Chương I quy định về: phạm vi điều chỉnh của luật là những vấn đề về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quyềnnghĩa vụ của chủ rừng, quy định những đối tượng được thực hiện áp dụng luật, quy định về những căn cứ để phân loại rừng, quy định về những tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được coi là chủ rừng, quy định những quyền của Nhà nước đối với rừng, quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, những nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; quy định về nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng, quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
  • Chương II. Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Bao gồm 23 điều, từ Điều 13 đến Điều 35. Chương này được chia thành 5 mục bao gồm:
    • Mục 1 - Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, có 9 điều (từ Điều 13 đến Điều 21)quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quy định những căn cứ, nội dung, kỳ và trách nhiệm lập quy hoạch, kế koạch bảo vệ và phát triển rừng, quy định thẩm quyền phê duyệt, quyết định xác lập các khu rừng và điều chỉnh quy hoạch, xác lập các khu rừng; công bố quy hoạch, kế hoạch và bảo vệ phát triển rừng.
    • Mục - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng. Trong mục này có 7 điều (từ Điều 22 đến Điều 28) quy định về nguyên tắc, căn cứ và thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng. Quy định cụ thể về giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho các đối tượng; quy định thu hồi rừng trong những trường hợp nào và chế độ chính sách cho các chủ rừng khi bị thu hồi rừng.
    • Mục 3- Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng. Mục này có 2 điều (Điều 29 và Điều 30), đây là điều mới và rất có ý nghĩa về mặt pháp lý. Quy định điều kiện để cộng đồng thôn được giao rừng, được giao những loại rừng nào; chỉ có Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có đủ thẩm quyền giao, thu hồi rừng đối với cộng đồng thôn. Quy định quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng.
    • Mục 4- Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Mục này có 2 điều (Điều 31 và Điều 32) quy định việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng. Nêu lên trách nhiệm của chủ rừng, cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
    • Mục 5- Giá rừng. Mục này có 3 điều (từ Điều 33 đến Điều 35). Đây là một mục mới được quy định khá chi tiết về việc xác định và hình thành giá rừng; việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định giá trị quyền sử dụng rừng...để phục vụ cho việc đấu giá, tính vào giá trị tài sản, ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, xác định lại giá trị quyền sử dụng rừng khi cổ phần hoá doanh nghiệp....
  • Chương III. Bảo vệ rừng. Bao gồm 8 điều, từ Điều 36 đến Điều 44. Chương này được chia thành 2 mục.
    • Mục 1- Trách nhiệm bảo vệ rừng. Mục này có 4 điều (từ Điều 36 đến Điều 39). Trong đó quy định rõ trách nhiệm bảo vệ rừng được xác định trong luật là trách nhiệm của toàn dân.
    • Mục 2- Nội dung bảo vệ rừng. Mục này có 5 điều (từ Điều 40 đến Điều 44) quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình ảnh có hưởng đến hệ sinh thái phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã; việc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt đối với những loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Quy định phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng để bảo vệ rừng. Việc phòng trừ sinh vật gây hại rừng, quy định trách nhiệm cụ thể của chủ rừng và cơ quan bảo vệ, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật. Quy định về kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng.
  • Chương IV. Phát triển rừng, sử dụng rừng. Chương này gồm 14 điều, từ Điều 45 đến Điều 58 và được chia làm 3 mục, đó là:
    • Mục 1- Rừng phòng hộ. Mục này có 4 điều (từ Điều 45 đến Điều 48). Nội dung mục này quy định những nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ, đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng, xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng để có hiệu quả đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường và các quy định trong việc khai thác các lợi ích khác của rừng phòng hộ như: kết hợp sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái- môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng. Quy định tổ chức quản lý rừng phòng hộ; việc quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong rừng phòng hộ và việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ.
    • Mục 2- Rừng đặc dụng. Mục này gồm 6 điều (từ Điều 49 đến Điều 54) Nội dung mục này quy định nguyên tắc phát triển và sử dụng rừng đặc dụng là: bảo đảm việc phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng; xác định rõ trong khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, vùng đệm và phân khu dịch vụ- hành chính, mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng và phải được phép của chủ rừng. Các quy định về tổ chức quản lý rừng, khai thác lâm sản, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy thực tập, hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch, sinh thái – môi trường và ổn định đời sống dân cư sống trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm cũng đã được quy định khá đầy đủ, rõ ràng và chi tiết ở mục này.
    • Mục 3- Rừng sản xuất. Trong mục này có 4 điều (từ Điều 55 đến Điều 58) quy định về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất; quy định việc quản lý khi rừng sản xuất là rừng tự nhiên; việc quản lý khi rừng sản xuất là rừng trồng và quy định việc quy hoạch và chỉ đạo xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia; việc bình tuyển rừng giống, công nhận rừng giống, việc sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp... Nhiều nội dung rất quan trọng quy định về rừng sản xuất đã được quy định ở mục này để phục vụ cho việc quản lý, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác, sử dụng, bảo đảm diện tích, phát triển kinh tế lâm- nông- ngư nghiệp kết hợp....
  • Chương V. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chương này gồm có 20 điều, từ Điều 59 đến Điều 78 và được chia làm 5 mục quy định các vấn đề sau:
    • Mục 1- Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Mục này có 2 điều (Điều 59 và Điều 60).
    • Mục 2- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ. Mục này gồm 2 điều (Điều 61 và Điều 62).
    • Mục 3- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế. Mục này có 6 điều (từ Điều 63 đến Điều 68).
    • Mục 4- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Mục này có 4 điều (từ Điều 69 đến Điều 72).
    • Mục 5- Quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng khác. Mục này có 6 điều (từ Điều 73 đến Điều 78)
  • Chương VI. Kiểm lâm. Chương này gồm 5 điều, từ điều 79 đến Điều 83. (So với Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 tăng thêm 2 điều).
  • Chương VII. Giải quyết tranh chấp, xử lý vi pham pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chương này gồm 3 điều, từ Điều 84 đến Điều 86. Nội dung chương này quy định: những tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về đất đai có liên quan đến rừng còng do Toà án nhân dân giải quyết.
  • Chương VIII. Điều khoản thi hành Chương này có 2 điều, Điều 87 và Điều 88. Quy định Luật này có hiệu lực từ ngày 01/4/2005. Luật này thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Chính phủ được giao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.